Samsung ra mắt máy tính bảng Galaxy Tab A9 series
Đặc biệt, với máy điều hòa, cần để ở chế độ tiết kiệm, nên thường xuyên vệ sinh định kỳ. Tương tự, với tủ lạnh, không nên mở quá lâu, hạn chế đóng mở liên tục. Còn đối với máy giặt, tuyệt đối không nên cho quá nhiều quần áo kẻo rơi vào tình trạng quá tải trọng…Lối chơi thực dụng chiếm ưu thế tại AFF Cup 2018
Tối 5.3 (theo giờ Mỹ), nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ tổ chức buổi công chiếu đặc biệt bộ phim Mưa trên cánh bướm (Don't Cry, Butterfly) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh.Dự buổi công chiếu phim có ông Nguyễn Quốc Dũng - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ,; TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh; ông Charlie Rivkin - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MPA cùng hàng trăm khách mời gồm các lãnh đạo và đại diện các studio thành viên của MPA, các đại sứ và đại diện đại sứ quán một số nước, các tổ chức quốc tế, nhà sản xuất phim, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện ảnh...Buổi công chiếu phim là sự kiện thuộc chuỗi hoạt động điện ảnh Việt Nam tại Mỹ từ ngày 28.2 - 13.3, với mục đích góp phần định vị ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo cơ hội để mở rộng hợp tác, tăng cường trao đổi văn hóa và quảng bá điện ảnh Việt trên thị trường quốc tế.Phát biểu tại sự kiện, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, việc một bộ phim Việt Nam được trình chiếu tại MPA không chỉ là cơ hội để quảng bá tác phẩm mà còn giúp điện ảnh Việt Nam tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế."Đặc biệt buổi chiếu phim hôm nay là một dấu mốc quan trọng, không chỉ giới thiệu tác phẩm của điện ảnh Việt Nam đến khán giả quốc tế mà còn thể hiện sự kết nối ngày càng sâu rộng giữa ngành công nghiệp điện ảnh 2 nước. Chúng tôi hy vọng sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, đưa phim Việt đến gần hơn với thị trường toàn cầu", TS Lan chia sẻ.Đạo diễn Dương Diệu Linh cho biết, bộ phim Mưa trên cánh bướm kể câu chuyện của người phụ nữ trung niên (NSƯT Tú Oanh đóng) làm mọi cách để kéo chồng về sau khi biết chồng mình ngoại tình. Bà nhờ đến một thầy bùa online để thực hiện nghi thức, nhưng vô tình đánh thức một thế lực tâm linh nằm ngoài dự tính của mọi người. Phim có phong cách kể chuyện độc đáo, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và nhận được nhiều lời khen của khán giả tham dự.Trước đó, kịch bản của phim đã được đạo diễn Dương Diệu Linh giới thiệu tại hội thảo làm phim do MPA tổ chức tại TP.HCM và xuất sắc giành giải nhất trong cuộc thi. Sau buổi chiếu, các nhà sản xuất và đại diện các hãng phim đã bày tỏ sự quan tâm đến phong cách làm phim và tiềm năng của các nhà làm phim trẻ Việt Nam.TS Ngô Phương Lan nói thêm, VFDA rất hân hạnh được phối hợp với MPA tổ chức các hội thảo, cuộc thi ý tưởng dành cho các nhà làm phim trẻ, đồng thời cùng MPA hợp tác với các cơ quan chính phủ để bảo vệ bản quyền và đấu tranh chống vi phạm sở hữu trí tuệ tại VN trong suốt nhiều năm qua.Chủ tịch MPA Charlie Rivkin nhấn mạnh, buổi công chiếu phim Mưa trên cánh bướm không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình quảng bá điện ảnh Việt Nam mà còn tạo điều kiện để các nhà làm phim trong nước có cơ hội kết nối, học hỏi kinh nghiệm và hướng đến những dự án hợp tác trong tương lai với các nhà sản xuất phim tại Mỹ.
Hai bạn già ngồi xe lăn cùng khởi nghiệp livestream
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Bán, cho thuê tối đa 5 căn nhà một năm phải thành lập doanh nghiệp?
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn